May 8 2021
VIRES giới thiệu album “Ở NHÀ VỚI REGGIO” giới thiệu các hoạt động vui chơi tại nhà đơn giản và lý thú – những hoạt động do chính các giáo viên và nhà sư phạm tại Reggio Emilia biên soạn và giới thiệu như một cách hỗ trợ các gia đình để tổ chức hoạt động cho các bé ở nhà trong thời gian giãn cách vì dịch bệnh.
Với album này, đội ngũ VIRES mong rằng thời gian các bé ở nhà chống dịch sẽ không trôi qua một cách vô ích và chán nản, mà vẫn đầy ắp những điều thần tiên và những kỷ niệm vui vẻ như các bé đã được trải qua cùng bạn, cùng cô ở trường. Bởi vì xem hết album này bạn sẽ nhận ra những điều kỳ diệu nhất trong cuộc sống không nằm ở đâu xa, mà ở ngay tại ngôi nhà của chúng ta đó!
Chúc các bé chơi vui, khỏe mạnh, an toàn!
Nguồn bài viết và hình ảnh: ©Reggio Children
HOẠT ĐỘNG VỚI HẠT ĐẬU (PHẦN 1)
Trẻ em là những nhà khám phá rất tò mò và chú tâm vào thế giới xung quanh mình. Nếu ta khuyến khích các bé quan sát kỹ lưỡng – đồ vật, còn vật – các bé có thể nhận ra được những đặc điểm khác nhau và tưởng tượng ra cách biến đổi chúng một cách rất sáng tạo và hài hước.
Ý tưởng biến đổi này rất gần với thế giới trẻ thơ bởi vì các bé đã trải nghiệm điều này mỗi ngày trong quá trình lớn lên.
GỢI Ý HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ
Bạn cần gì: đậu Roman, đậu cúc, hay các loại đậu có nhiều đường vân sặc sỡ khác, bút chì, bút chì màu, bút dạ, hộp đựng, đất, máy chụp hình hay điện thoại
BIẾN ĐỔI MỘT HẠT ĐẬU – CÁCH 1
Bé đã bao giờ quan sát kỹ lưỡng những hạt đậu chưa? Chúng thật là khác nhau!
Chẳng có hạt đậu nào giống hạt đậu nào.
Hãy nhìn những đường vân trên những hạt đậu và thử tưởng tượng để biến đổi chúng.
Hạt đậu này giống với cái gì? Nó làm cho bé nghĩ đến điều gì?
Hãy lấy giấy và bút chì ra, thử biến đổi nó xem.
Nó có thể biến thanh con cá, bộ móng vuốt của gấu, hay một cái tai
HOẠT ĐỘNG VỚI HẠT ĐẬU (PHẦN 2)
Hoặc thử dùng bút dạ,bút màu, thử kết hợp với hình dáng và màu sắc của các hạt đậu.
HOẠT ĐỘNG VỚI HẠT ĐẬU (PHẦN 3)
BIẾN ĐỔI HẠT ĐẬU (CÁCH 2)
Nếu chúng ta thử cho hạt đậu được “sinh ra” thì sao?
Nó sẽ lớn lên trong “bụng mẹ” như thế nào?
Nó muốn được nằm trong “bụng mẹ” một mình hay với những hạt đậu khác?
Đi tìm “bụng mẹ”
Bé hãy tìm các loại chậu, bình quanh nhà. Có thể là nhiều loại khác nhau.
Có thể bé sẽ tìm được một chiếc bình gốm xanh, hay một lọ mứt thủy tinh trong suốt, hoặc một hộp đựng trứng. Hoặc một chiếc bình hoa trắng nhỏ, hay một chậu trồng cây, hoặc một cái ca.
HOẠT ĐỘNG VỚI HẠT ĐẬU (PHẦN 3)
Trồng đậu
Gieo đậu vào đất, độ sâu khoảng 2 ngón tay. Phủ đất lên hạt đậu giống như đắp cho nó 1 cái chăn.
Hãy tưới đậu ngay với 1 ít nước, và tưới lại khi bé thấy đất đã khô.
Với hạt đậu nào muốn được ở cùng các bạn đậu khác, hãy chọn 1 cái bình to hơn để chứa được nhiều cây.
Cây đậu rất cao, cho nên chúng sẽ cần giúp đỡ để leo lên.
HOẠT ĐỘNG VỚI HẠT ĐẬU (PHẦN 4)
Hạt đậu sẽ biến đổi chứ?
Nó sẽ mọc lên như thế nào?
Nó sẽ cao như thế nào?
Hãy thử tưởng tượng…sau đó lấy giấy và bút chì vẽ lại ý tưởng của bé.TÌM MỘT NƠI PHÙ HỢP
Hãy nhìn quanh và xem bé có thể tìm một nơi cho hạt đậu được sinh ra.
Nơi nào sẽ thân thiện với đậu nhỉ? Tươi sáng, ấm áp, dễ chịu, vui vẻ, xinh đẹp, tử tế?
Bên cạnh cửa sổ ban công để ngắm nhìn lũ chim? Hay ở một cửa sổ để tắm nắng và ngắm cây cối? Chúng sẽ nói gì với nhau?
Ẩn nấp bên trong chậu hoa dừa cạn trong vườn? Hay nằm cùng nhau bên bậu cửa sổ? Hay là nằm cùng những vỏ ốc, cùng nghĩ về biển cả, hay với các bạn đồ chơi?

HOẠT ĐỘNG VỚI HẠT ĐẬU (PHẦN 5)
CHỜ ĐỢI VÀ GHI LẠI
Bé hãy nói chuyện với những hạt đậu mỗi ngày, và chụp hình lại khi những cái cây bắt đầu nảy mầm
Hãy chụp hình lại mỗi ngày để ghi nhận qu1 trình phát triển của những cây đậu. Nhưng nhớ chụp hình cùng một vị trí mỗi ngày nhé.
Hạt đậu nào hào hứng muốn chui ra khám phá thế giới nhất? Hạt đậu nào, chắc là hơi lười biếng hơn, thích được nằm yên dưới lớp đất dày hơn?
Chúng ta hãy kiên nhẫn chờ đợi nhé!
“…Nó cần được yên tĩnh để lớn lên” – Bé Adele, 5 tuổi
Xem thêm tại: https://bit.ly/ONhaVoiReggio